Bệnh và điều trị

BỆNH DỊCH TẢ HEO

 18,496 lượt xem

Bệnh dịch tả heo là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có đặc tính sốt cao, tiêu chảy rất nặng, xuất huyết ở da,các cơ quan phủ tạng. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao, lên đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu hay các bệnh do Mycoplasma.

*** Triệu chứng

– Bệnh phát nhanh chóng, heo khỏe mạnh tự nhiên ủ rũ bỏ ăn, sốt cao 40 – 420C, cơ thể suy nhược.

– Heo sốt cao kéo dài, mắt viêm đỏ có dử, chảy nước mũi, miệng có loét phủ bựa vàng ở lợi, chân răng, hầu. 

– Chỗ da mỏng nhất là bẹn, tai,… xuất huyết lấm chấm đỏ như đầu đinh ghim, có khi thành từng mảng đỏ lớn.

– Lúc đầu heo táo bón sau đó tiêu chảy nặng, phân lỏng, có mùi thối khắm và có thể lẫn máu tươi.

– Heo nôn mửa, thở khó, đuôi rũ, lưng cong, ngồi như chó ngồi và ngáp. Heo nằm túm tụm lại với nhau, có triệu chứng thần kinh, đi siêu vẹo, mất thăng bằng.

– Trên heo nái gây sảy thai, khô thai, sinh heo con yếu.

– Heo bị bệnh mãn tính có thể hay ho, thở khó, trên da lưng, sườn có vết đỏ, có khi loét ra từng mảng. Bệnh kéo dài 1 – 2 tháng. Heo chết do kiệt sức, khỏi bệnh cũng gầy còm. Heo khỏi có miễn dịch nhưng gieo rắc virus gây bệnh đến 3 tháng.

(Viêm kết mạc mắt, đóng dử mắt)
(Heo nằm túm lại, chồng lên nhau)
(Xuất huyết trên da)

*** Bệnh tích.

– Thể quá cấp bệnh tích thường không rõ, chỉ thấy niêm mạc viêm đỏ, thận xuất huyết, các hạch lâm ba sưng và tụ huyết.

– Bệnh tích điển hình nhất là thấy các điểm xuất huyết, mảng, nhồi huyết trên các cơ quan nội tạng: Vùng vỏ thận, trên da, nắp thanh quản, ngoại tâm mạc và lớp mỡ vành tim, niêm mạc ruột.

– Van hồi manh tràng có những nốt loét hình cúc áo có hình vòng tròn đồng tâm, lách nhồi huyết xù xì hình răng cưa.

– Niêm mạc miệng, lợi viêm xuất huyết. Niêm mạc dạ dày, ruột xuất huyết phủ bựa nhầy.

– Lớp vỏ thận xuất huyết hình đinh ghim, khi cắt ra thấy bể thận ứ máu, hoặc có cục máu.

– Phổi viêm tụ máu có nhiều vùng gan hóa, hoại tử, màng phổi có những chấm đỏ xuất huyết.

(Mỡ vành tim xuất huyết)
(Lách nhồi huyết)
(Vỏ thận xuất huyết điểm, bể thận sưng)
(Niêm mạc ruột già có vết loét hình cúc áo)
(Niêm mạc bàng quang xuất huyết)

*** Phòng bệnh

– Thực hiện tốt an toàn sinh học: vệ sinh sạch sẽ, sát trùng định kỳ bằng ND.IODINE hoặc THUỐC SÁT TRÙNG, không dùng chung dụng cụ giữa các chuồng nuôi.

– Tiêm vacxin nhược độc chủng C hoặc vacxin chết; định kỳ: 6 tháng/lần.

-Bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các loại kháng sinh đều không có tác dụng với virus.

– Cần làm tốt các phương án phòng bệnh. Tiêu độc khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi; Có thể dùng biện pháp tiêm thẳng vaccine vào ổ dịch để nhanh chóng khống chế ổ dịch.

– Kết hợp các phác đồ điều trị bệnh ghép, bệnh kế phát.

Chia sẻ ngay:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+

Có thể bạn quan tâm

Scroll to Top